Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

 

DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO VIỆT NAM

 

Sau 30 năm kể từ khi bắt đầu kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời vào tháng 12/1987, cho đến nay, đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được triển khai thực hiện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành công nghiệp chủ lực.

Tổng quan về môi trường đầu tư ở Việt Nam

Từ khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007, cho đến nay, Việt Nam vẫn đang là một trong những quốc gia thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việt Nam được biết đến và có thể thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài bởi vì các yếu tố như sau:

Vị trí chiến lược

Việt Nam là quốc gia nằm trung tâm của ASEAN, có vị trí #1 tại bản đồ ASEAN và thế giới. 

“Đường bờ biển dài và vị trí chiến lược là nền tảng cho sự thịnh vượng của Việt Nam”

— Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis — 

Tăng trưởng kinh tế

Theo World Bank, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, trung bình 6.00%/năm từ những năm 2000.

“Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chứng tỏ sự vững vàng cho dù có trở lực bên ngoài, chủ yếu nhờ vào sức cầu mạnh trong nước kết hợp sự năng động của các ngành chế tạo, chế biến theo định hướng xuất khẩu.”

— World Bank, Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2018 —

Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật ngày càng thông thoáng, tạo ra hành lang pháp lý an toàn, cạnh tranh và bảo vệ nhà đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó là những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam.

Trong tiến trình xây dựng Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2018-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank) đang phối hợp, rà soát và xây dựng các dự thảo Luật với mục tiêu của Chiến lược là nhằm xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên trong thu hút FDI giai đoạn 2018-2030 của Việt Nam; rà soát khung chính sách FDI và kiến nghị các giải pháp, chính sách cụ thể giúp Việt Nam đẩy mạnh thu hút FDI vào những lĩnh vực ưu tiên này, hứa hẹn sẽ tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi ích tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thoả thuận thương mại đã ký kết

Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do, song phương và đa phương với các nước trong khu vực Châu Á. Đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được chính thức ký kết vào tháng 3/2018, chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 và có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 và Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA).

Tăng trưởng dân số

Hơn 97 triệu người, trong đó, độ tuổi từ 15-64 tuổi là 69,3% – tỷ lệ vàng của phát triển kinh tế.

Chi phí lao động

Đây là tính hấp dẫn nhất của nền kinh tế Việt Nam khi chi phí lao động cạnh tranh so với các nước trong khu vực và quốc gia láng giềng Trung Quốc.

Tỉ lệ người dùng internet, mua sắm trực tiếp, sử dụng mạng xã hội tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ qua các năm. Tính đến cuối 2018, hơn 60% dân số Việt Nam sử dụng internet với thời lượng trung bình là 6-7 giờ/ngày, số người Việt Nam sử dụng mạng xã hội đứng thứ 7 thế giới và tỉ lệ mua sắm trực tuyến tăng gấp 03 lần trong năm. Đây là những dấu hiệu cho một nền thị trường bán buôn, bán lẻ và phân phối sôi động vào bậc nhất và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Những ngành nghề thu hút đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là nơi thực hiện các dự án đầu tư. Trong đó, nhóm ngành thu hút đầu tư nhiều nhất phải kể đến là nhóm ngành về công nghiệp chế biến và chế tạo, kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện, khí…

Quốc gia/ Vũng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam

Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khi gia nhập WTO

Trong biểu cam kết dịch vụ của mình, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa (phải cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ với 110 phân ngành như Dịch vụ kinh doanh, Thông tin, Phân phối, Giáo dục, Du lịch, Vận tải, Văn hoá, giải trí & thể thao, tài chính.

     Xem thêm: Bảng chi tiết 11 phân ngành dịch vụ của Việt Nam với WTO 

 

So sánh với phân loại các ngành dịch vụ của WTO, ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết đó là “Các dịch vụ khác”.

Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hoá khi gia nhập WTO

Việt Nam cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hàng hoá nông sản và phi nông sản từ các quốc gia là thành viên của WTO.

Biểu cam kết thuế hàng nông sản.

Biểu cam kết thuế hàng phi nông sản.

Các hình thức đầu tư vào Việt Nam để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ

Đầu tư trực tiếp

Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức:

1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam; 

2) Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam;

3) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

4) Chi nhánh: Việt Nam chưa cam kết cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh tại Việt Nam, trừ một số dịch vụ cụ thể;

5) Văn phòng đại diện: các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam với điều kiện các văn phòng này được tham gia các hoạt động sinh lời trực tiếp.

Đầu tư gián tiếp

Về nguyên tắc, cam kết trong WTO của Việt Nam trong các ngành cụ thể chỉ liên quan đến Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã đưa ra cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam (Đầu tư gián tiếp) với mức được nêu trong cam kết đối với ngành/phân ngành đó.

Dịch vụ tư vấn đầu tư của Merclaw Consulting

Nội dung bài tư vấn nêu trên, Nhà Đầu tư chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với nhu cầu hiện tại, hãy trực tiếp liên hệ với Tư vấn Merclaw:

Địa chỉ    : 215 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Email      : contact@merclaw.com

Hotline   : 0944 795 168

Nhà Đầu tư sẽ được chúng tôi tư vấn toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư cho đến khi kết thúc dự án, bao gồm các công việc cụ thể như sau:

Tư vấn hoàn toàn miễn phí chiến lược đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành;

 Hình thức đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan hoạt động đầu tư;

  Tư vấn trình tự và thủ tục thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, M&A, chi nhánh, văn phòng đại diện của Nhà Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ;

 Thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận Đầu tư, giấy phép đầu tư, gia hạn Giấy phép Chi nhánh, giấy phép Văn phòng đại diện;

Thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép phân phối, Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ và các loại giấy phép khác đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đối với hoạt động đầu tư;

Tư vấn và thực hiện thủ tục giải thể Doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Đại diện; và

Tư vấn các thủ tục pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Nguồn tham khảo

* Bài viết có tham khảo số liệu và dẫn chiếu biểu đồ từ:

 a) special.vietnamplus.vn;

b) https://www.vir.com.vn/investing/30-years-of-fdi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *