Không khai trình lao động có bị xử phạt?

Không khai trình lao động có bị xử phạt?

Nếu như Nghị định 95/2013 quy định mức xử phạt: 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

c) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định.

Thì Nghị định 88/2015 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2015 đã bãi bỏ quy định về xử phạt khi không khai trình việc sử dụng lao động. 

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không phải bị xử phạt hành chính trong trường hợp “quên” khai trình khi bắt đầu hoạt động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ nhưng vẫn phải có trách nhiệm nộp định kỳ theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 20 tháng 10 năm 2014.

Ngoài ra, Nghị định 88/2015 đã nâng mức xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động;

b) Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

Tóm lại:

Doanh nghiệp nên nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động về cơ quan quản lý lao động địa phương theo đúng yêu cầu và hạn định nhằm giảm các rủi ro về pháp lý. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCM 

CHIA SẺ BÀI VIẾT: