Không khai trình lao động có bị phạt

Không khai trình lao động có bị xử phạt?

Nếu như Nghị định 95/2013 quy định mức xử phạt: 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

c) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định.

Thì Nghị định 88/2015 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2015 đã bãi bỏ quy định về xử phạt khi không khai trình việc sử dụng lao động. 

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không phải bị xử phạt hành chính trong trường hợp “quên” khai trình khi bắt đầu hoạt động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ nhưng vẫn phải có trách nhiệm nộp định kỳ theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 20 tháng 10 năm 2014.

Ngoài ra, Nghị định 88/2015 đã nâng mức xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động;

b) Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.

Tóm lại:

Doanh nghiệp nên nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động về cơ quan quản lý lao động địa phương theo đúng yêu cầu và hạn định nhằm giảm các rủi ro về pháp lý. 

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCM 

CHIA SẺ BÀI VIẾT:
Khai trình lao động

Khai trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 20 tháng 10 năm 2014 thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ khai trình sử dụng với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong các trường hợp sau:

Khai trình sử dụng lao động khi mới thành lập doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hồ sơ khai trình sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động

1. Công văn đề nghị sử dụng lao động (Tải mẫu);

2. Khai trình việc sử dụng lao động của đơn vị khi mới thành lập (Mẫu quy định);

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sao y bản chính);

4. Hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động (Tải mẫu).

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Báo cáo tình hình lao động định kỳ

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Tải về: Mẫu Báo cáo tình hình lao động định kỳ

Thời gian báo cáo: Trước ngày 25/05 và ngày 25/11 hằng năm.

 

Xem thêm: Không khai trình lao động sẽ bị xử phạt như thế nào

CHIA SẺ BÀI VIẾT:
Hợp đồng phải công chứng

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng 2018

1. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng, nhà ở, mua bán

Tải mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng, nhà ở, tặng cho

Tải mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở

Hợp đồng, nhà ở, trao đổiTải mẫu Hợp đồng trao đổi nhà ở

Hợp đồng, nhà ở, thế chấp

Tải mẫu Hợp đồng thế chấp nhà ở

Hợp đồng, nhà ở, góp vốn

Tải mẫu Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

2. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, thế chấp

Tải mẫu Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, tặng cho

Tải mẫu Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, góp vốn

Tải mẫu Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, chuyển nhượng

Tải mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, cho thuê

Tải mẫu Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng, quyền sử dụng đất, cho thuê lại

Tải mẫu Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

3. Các loại văn bản khác

di chúc, thừa kế, giám hộ

CHIA SẺ BÀI VIẾT:
BHXH

Quy định về BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài và NSDLĐ từ ngày 01/12/2018 

Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/12/2018 quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp; và
  • Có HĐLĐ không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam. 

Quy định này không áp dụng đối với NLĐ nước ngoài thuộc các trường hợp sau:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP;

– NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Về mức đóng

* Đối với NLĐ, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

* Đối với NSDLĐ, kể từ ngày 01/12/2018 có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ như sau:

i)  3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

ii) 0,5% vào quỹ bảo hiểm Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp;

iii) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

Nếu NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

CHIA SẺ BÀI VIẾT:
hoa-don-dien-tu-merclaw
Cục thuế Tp Hồ Chí Minh giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử
 
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử?
Trả lời:
1.Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hình thức: tự xây dựng phần mềm hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ trung gian.
2. Doanh nghiệp phải đáp ứng theo yêu cầu thông tư 32/2011/2011 về điều kiện khởi tạo hóa đơn điện tử.
3. Sau khi đáp ứng điều kiện khởi tạo HĐĐT, doanh nghiệp:
+ Ra quyết định áp dụng Hóa đơn điện tử , gửi cho CQT.
+ Thực hiện thông báo phát hành Hóa đơn điện tử theo quy định.
 
Câu hỏi 2: Trường hợp người mua hàng có nhu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, người bán có thể thực hiện được không? Và được chuyển đổi bao nhiêu lần?
Trả lời
Theo quy định thông tư 32/2011/TT-BTC:
+ Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.
+ Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
 
Câu hỏi 3: Trường hợp mất hóa đơn chuyển đổi, có bị phạt hay không? Phải làm gì khi vận chuyển hàng hóa trong trường hợp này?
Trả lời
+ Không bị phạt.
+ Có thể sử dụng hóa đơn điện tử bằng file thay thế để cung cấp cho cơ quan chức năng ( bao gồm ứng dụng đọc file)
 
Câu hỏi 4: Trường hợp doanh nghiệp được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn tự in, đặt in, có được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy hay không?
Trả lời
Không. “Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán. “
 
Câu hỏi 5: Nếu hóa đơn đã xuất (đã lập và ký số) nếu có sai sót thì điều chỉnh như thế nào?
Trả lời
+ Trường hợp 1: Sai sót về tên, địa chỉ nhưng đúng MST Theo thông tư 26/2015/TT-BTC “ …các bên lập biên bản điều
chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.”
+ Trường hợp 2: Sai sót khác.
Thực hiện theo quy định tại điều 9, thông tư 32/2011/TT-BTC”
1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
Thực hiện theo quy định tại điều 9, thông tư 32/2011/TT-BTC”
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Câu hỏi 6: Doanh nghiệp đã sử dụng hình thức hóa đơn đặt in/tự in, muốn sử dụng hình thức hóa đơn điện tử có được không?
Trả lời
Được. Căn cứ khỏan 3, điều 7, Thông tư 32/2011/TT-BTC:“ Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in
cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.”
 
Câu hỏi 7: Phần mềm của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có thể kết nối từ phần mềm kế toán của doanh nghiệp không?
Trả lời
Tùy vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có thể cung cấp các giải pháp tích hợp với bất kỳ hệ thống kế toán nào của doanh nghiệp. Không phải nhập lại dữ liệu.
 
Câu hỏi 8: Doanh nghiệp có thể sử dụng chung chữ ký số với khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử hay không? Có sử dụng chữ ký của nhà cung cấp CKS khác được không?
Trả lời
-Có thể dùng chung CKS với các dịch vụ khác.
– Có thể sử dụng chữ ký số của nhà cung cấp khác.
Tuy nhiên, CKS này phải được đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
Câu hỏi 9:Trường hợp người mua không phải đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán không ký số hóa đơn điện tử, hóa đơn có hợp lệ hay không?
Trả lời
Căn cứ công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 “… nếu có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán, người mua lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.”
Câu hỏi 10: Có bắt buộc có CKS của người mua trên hóa đơn điện tử?
Trả lời
– Trường hợp người bán có số lượng hóa đơn lớn và muốn đề nghị được miễn tiêu thức chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử thì gửi văn bản đề nghị đến CQT quản lý trực tiếp để được xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể ( theo công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016)
Câu hỏi 11: Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày? Xuất nhảy số?
Trả lời
Căn cứ thông tư 39/2014/TT-BTC mục a, khỏan 2, điều 16
+ Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
+ Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
CHIA SẺ BÀI VIẾT: