Địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Bên cạnh việc thành lập chi nhánh để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và hiện diện thương mại của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trên cả nước thì địa điểm kinh doanh cũng được xem là một phương thức được nhắc đến. 

TƯ VẤN THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

HOTLINE 24/703456 888 45

Địa điểm kinh doanh là gì

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Địa điểm kinh doanh tiếng Anh là “Business location”.

Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

Khi tiến hành so sánh chức năng, phạm vi hoạt động có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, về phạm vi thành lập

Chi nhánh và địa điểm kinh doanh có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Nếu như trước đây Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì đến Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ sự hạn chế này của Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Theo đó, doanh nghiệp được quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà không cần phải là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức và hoạt động

Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.

Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền, không được đăng ký con dấu và kê khai thuế, hạch toán và nộp thuế sẽ do công ty mẹ hoặc chi nhánh mà địa điểm kinh doanh trực thuộc thực hiện.

Dựa trên những đặc trưng được phân tích trên, tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình mà Quý Khách hàng lựa chọn và đăng ký hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có được ký kết hợp đồng?

Địa điểm kinh doanh là bộ phận của công ty mẹ, chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán của công ty mẹ. Nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện.

Do đó, ĐDKD không có con dấu riêng và hoạt động hạch toán kê khai thuế sẽ do công ty mẹ hoặc chi nhánh mà địa điểm kinh doanh trực thuộc thực hiện.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, khác tỉnh, thành phố

1 – Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh;

2 – Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

3 – Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Th tc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, khác tỉnh, thành phố

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Số lượng: 01 bộ hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.

Thời hạn xử lý: Trong vòng từ 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh

Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 2: Đăng công bố thông tin thành lập

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Quý Khách hàng cần thực hiện thủ tục công bố thành lập chi nhánh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp 

Thủ tục sau khi thành lập

Treo biển hiệu nơi đặt trụ sở

Treo biển hiệu tại trụ sở đăng ký, trên biển hiệu đáp ứng đủ các thông tin như tên địa điểm kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại.

Nộp thuế môn bài

Do có phát sinh doanh thu hoạt động kinh doanh, ĐDKD cũng phải nộp thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình.

Mức thuế môn bài áp dụng cho một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 1.000.000 VNĐ/năm tài chính.

Nếu địa điểm kinh doanh thành lập từ ngày 01/07 trở đi thì chỉ phải nộp 500.000 VNĐ/ năm.

Con dấu

Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Kê khai thuế

Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính/ chi nhánh, hình thức kê khai thuế tập chung, sử dụng hóa đơn của công ty.

Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn thực hiện việc kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.

Dch v thành lập địa điểm kinh doanh

Nội dung bài tư vấn nêu trên, Quý Khách Hàng chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm do tại thời điểm Quý Khách Hàng đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt.

Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, hãy liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến của Merclaw theo hotline: 03456 888 45

thành lập địa điểm kinh doanh

Quý Khách Hàng sẽ được chúng tôi:

Tư vấn hoàn toàn miễn phí về cách thành lập địa điểm kinh doanh phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành;

Soạn thảo hồ sơ miễn phí phù hợp với nhu cầu hoạt động;

Thực hiện thủ tục để xin giấy phép rút gọn nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu cần giấy phép gấp;

Thay mặt Quý Khách Hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả của cơ quan nhà nước. Quý Khách Hàng sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để đi lại; và

Hy vọng qua bài viết này, Quý Khách hàng có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT: