Chi nhánh là gì

Chi nhánh là gì? Những điều cần biết về chi nhánh

Sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động một thời gian, sự phát triển của công ty đặt ra vấn đề về việc mở rộng thị trường và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ở những khu vực khác trong một tỉnh, thành phố hoặc ở các tỉnh khác trên cả nước.

LIÊN HỆ NGAY TƯ VẤN SAO THUỶMERCLAW

HOTLINE: 03456 888 45

Chi nhánh là gì?

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự

1 – Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân;

2 – Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân;

3 – Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai;

4 – Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;

5 – Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp

1 – Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

2 – Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định về Thuế GTGT chi nhánh

Tại Điều 11, Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai thuế GTGT như sau:

“b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.”

Như vậy:

Trường hợp tiến hành thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, khi đáp ứng những điều kiện pháp lý như:

a) Chi nhánh hạch toán độc lập; hoặc

b) Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính.

Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

a) Chi nhánh hạch toán phụ thuộc; hoặc

b) Không phát sinh doanh thu; hoặc

c) Cùng tỉnh với trụ sở chính.

Quy định về thuế TNDN chi nhánh

Tại Điều 12 Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế như sau:

“b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.”

Như vậy:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập

Nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh (Chi cục thuế quận, huyện nơi chi nhánh trụ sở ở đó).

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.

Trường hợp ngoại lệ

Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì cho dù hình thức hoạch toán nào thì sẽ luôn mặc định là hoạch toán độc lập.

Ngành ăn uống với đặc thù là đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh mà có ngành ăn uống thì phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có ngành ăn uống, nhưng ngành ăn uống không phải là ngành chính của công ty, có dự định muốn mở thêm chi nhánh, thì để được gộp chung sổ sách vô công ty mẹ báo cáo thì khi thành lập chi nhánh, vì vậy nên bỏ tất cả những ngành ăn uống trong công ty khi đăng ký thành lập chi nhánh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh trọn gói

Nội dung bài tư vấn về thủ tục thành lập chi nhánh nêu trên, Quý Khách Hàng chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm do tại thời điểm Quý Khách Hàng đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt.

Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, hãy liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến của Merclaw theo hotline: 03456 888 45

Thành lập chi nhánh công ty TNHH

Quý Khách Hàng sẽ được chúng tôi:

Tư vấn hoàn toàn miễn phí về cách thành lập chi nhánh phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành;

Thực hiện thủ tục rút gọn nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu cần giấy phép gấp;

Thay mặt Quý Khách Hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả của cơ quan nhà nước. Quý Khách Hàng sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để đi lại.

Hy vọng qua bài viết này, Quý Khách hàng có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty.

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT: