Công ty TNHH một thành viên

Thành lập Công ty TNHH một thành viên có lợi gì?

Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty TNHH Một Thành Viên và Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên.

Trong phạm vi bài viết này, nhằm giúp cho Quý Khách Hàng có cái nhìn tổng quát nhất về loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như những ưu điểm và nhược điểm của loại hình này khi so sánh với Doanh Nghiệp Tư Nhân và Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Tư vấn Sao Thuỷ – MERCLAW sau đây sẽ trình bày những nội dung cơ bản với những quy định pháp luật Công ty TNHH một thành viên mới nhất – Luật Doanh nghiệp. 

Danh mục từ viết tắt có trong bài viết:

Trách nhiệm hữu hạn: TNHH

Thành Viên: TV

Một Thành Viên: MTV hoặc 1 TV

Hai Thành Viên: HTV

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về loại hình công ty TNHH một thành viên thì trước tiên cần làm rõ khái niệm: 

TƯ VẤN THỦ TỤC

THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MIỄN PHÍ

HOTLINE 24/7: 03456 888 45

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó chủ sở hữu công ty và công ty là 02 thực thể pháp lý hoàn toàn tách biệt nhau.

Xét về tư cách pháp lý, công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Trách nhiệm hữu hạn thể hiện trên phương diện về khả năng chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của công ty. Theo đó, công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ và chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.

Công ty TNHH tiếng Anh Company Limited

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH 1 thành viên tiếng Anh Limited Liability Company

công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH 1 Thành Viên có đặc điểm gì?

Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;

Công ty TNHH một TV là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân;

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV không được quyền phát hành cổ phần.

Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp.

Ưu nhược điểm của Công ty TNHH Một Thành Viên

Ưu điểm của Công ty TNHH Một Thành Viên

Do Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân nên tài sản riêng của chủ sở hữu tách bạch với tài sản công ty;

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh động, thủ tục đơn giản hơn so với Công ty TNHH hai thành viên và Công ty cổ phần;

Về quyền năng của Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn MTV: 

Có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH MTV;

Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp của mình trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp;

Có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;

Được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

Chủ sở hữu có quyền thu hồi lại toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản.

Nhược điểm của Công ty TNHH Một Thành Viên

Công ty TNHH Một Thành Viên không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn còn nhiều hạn chế.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút số vốn đã góp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một TV.

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

So sánh Công ty TNHH 1 Thành Viên và Công ty TNHH 2 thành viên

Điểm giống nhau

Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

 Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của thành viên;

Không hạn chế thời gian hoạt động;

Được chuyển đổi Công ty TNHH 1 TV thành 2 thành viên và ngược lại;

 Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; và

Đều không được phát hành cổ phần.

Điểm khác nhau

Tiêu chí so sánh Công ty TNHH MTVCông ty TNHH HTV
1Số lượng thành viênCó một thành viên do tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu công tyCó tổi thiểu 02 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên
2Cơ cấu tổ chứcCó 02 cơ cấu tổ chức đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức và chủ sở hữu là cá nhânChỉ có 01 cơ cấu tổ chức công ty
3Chuyển nhượng vốnDo chủ sở hữu quyết địnhThành viên muốn chuyển nhượng vốn phải tuân theo quy định của pháp luật
4Tăng vốn điều lệTăng vốn góp chủ sở hữu hoặc chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH 02 thành viên hoặc CTCPTăng vốn góp thành viên hoặc Thêm thành viên góp vốn hoặc Phát hành trái phiếu
5Cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất Chủ sở hữu công tyHội Đồng Thành Viên

Thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên có lợi gì?

Khi tiến hành so sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp thì Công ty TNHH Một Thành Viên có các lợi ích tuyệt vời như sau:

Cũng giống như Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Một Thành Viên được đánh giá là loại hình doanh nghiệp trao cho Chủ sở hữu doanh nghiệp quyền năng tối thượng nhất.

Quyền năng được thể hiện ở chỗ Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 TV có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tư cách pháp nhân của Công ty TNHH Một Thành Viên đảm bảo cho tài sản riêng của chủ sở hữu được an toàn hơn so với loại hình Doanh nghiệp tư nhân khi có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản riêng của chủ sở hữu.

Sự tách bạch về tài sản được thể hiện ở chỗ Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Điều này có nghĩa là nếu như không trả được nợ đến hạn mà công ty bị chủ nợ thưa thì nó sẽ có thể mất sạch tài sản (phá sản). Thế nhưng những người đã bỏ tiền lập ra chúng chỉ bị mất hết số tiền họ đã bỏ vào đó mà thôi; không phải lấy tiền từ nhà ra để trả cho hết số tiền mà công ty nợ các chủ nợ.

Điều kiện thành lập Công ty TNHH 1 Thành Viên

Tên Công ty TNHH Một Thành Viên

Tên hợp lệ của công ty không bị trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác và sẽ gồm có: Tên công ty tiếng Việt, tên công ty tiếng Anh và Tên viết tắt.

Bài viết cách đặt tên công ty TNHH MTV với các ví dụ cụ thể sẽ giúp Quý Khách Hàng biết cách đặt tên công ty của mình, tránh việc vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp.

Nếu Quý Khách Hàng đã có tên công ty rồi thì bài viết hướng dẫn tra tên doanh nghiệp của chúng tôi sẽ giúp xác định xem tên doanh nghiệp, tên công ty của Quý Khách Hàng có bị trùng hay không?

     Tham khảo: Dịch vụ thay đổi tên Công ty TNHH 1 thành viên chỉ với 500k

Trụ sở Công ty TNHH Một Thành Viên

Trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp.

Lưu ý rằng, không được dùng nhà tập thể hoặc chung cư để làm địa chỉ trụ sở chính của công ty. Với những lưu ý khác, Quý Khách Hàng nên thảm khảo bài viết Các lưu ý cần tránh khi đặt trụ sở công ty

     Tham khảo: Dịch vụ thay đổi trụ sở Công ty TNHH 1 thành viên

Ngành nghề kinh doanh 

Ngành nghề kinh doanh được chia làm ba (03) nhóm chính: 

1 – Cấm kinh doanh, 

2 – Kinh doanh có điều kiện; và 

3 – Tự do kinh doanh.

Để biết ngành nghề kinh doanh của Quý Khách Hàng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh nào, chúng tôi đã chuẩn bị bài phân tích chi tiết về Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam cho Quý Khách Hàng.

Bên cạnh đó, với dịch vụ thành lập công ty TNHH MTV của MERCLAW, chúng tôi sẽ  tra cứu ngành nghề kinh doanh miễn phí, chỉ ra ngành nghề nào thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như tư vấn và hướng dẫn Quý Khách Hàng cách thực hiện để đáp ứng điều kiện đó và các giấy phép con, nếu có.

     Tham khảo: Dịch vụ thay đổi ngành nghề Công ty TNHH 1 Thành Viên

Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 Thành Viên

Vì mức vốn Quý Khách Hàng dự định đăng ký có quan hệ mật thiết đến ngành nghề kinh doanh và thuế môn bài hàng năm cho nên trước khi bắt đầu kinh doanh hãy để chúng tôi tư vấn cho Quý Khách Hàng thật chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi thường gặp câu hỏi Thành lập công ty TNHH một thành viên cần bao nhiêu vốn? Bài viết Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty của MERCLAW sẽ đưa đáp án cho câu hỏi trên. 

     Tham khảo: Dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ

Chủ sở hữu Công ty TNHH Một Thành Viên

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

4. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

5. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

     Tham khảo: Thủ tục thay đổi chủ sở hữu

Người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH một thành viên

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc/ Tổng Giám đốc, nếu Điều lệ Công ty TNHH một thành viên không có quy định khác.

Đối với Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

Người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch hoặc Giám đốc/ Tổng Giám đốc, nếu Điều lệ Công ty TNHH một thành viên không có quy định khác.

     Tham khảo: Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1 Thành Viên

Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

Nếu Điều lệ Công ty TNHH một thành viên không có quy định khác, Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau đây:

1. Chủ sở hữu công ty;

2. Chủ tịch công ty; và

3. Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

cơ cấu tổ chức công ty tnhh một thàn viên_cá nhân

Mô hình tổ chức Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Nếu Điều lệ Công ty TNHH một thành viên không có quy định khác, Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

mô hình tổ chức công ty tnhh một thành viên

 

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

sơ đồ tổ chức công ty tnhh một thành viên

Dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên của Tư vấn Merclaw

Nội dung bài tư vấn nêu trên, Quý Khách Hàng chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm do tại thời điểm Quý Khách Hàng đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt.

Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, hãy liên hệ với Tư vấn Merclaw theo phương thức:

Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCM

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SAO THỦY (MERCLAW)

 : 215 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 06, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

 HOTLINE: 03456 888 45

 : contact@merclaw.com

 Tư vấn hoàn toàn miễn phí về cách thức thành lập phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành;

 Thực hiện thủ tục rút gọn trong 01 ngày làm việc nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu cần giấy phép gấp;

 Thay mặt Quý Khách Hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả của cơ quan nhà nước. Quý Khách Hàng sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để đi lại; và

Hy vọng qua bài viết này, Quý Khách hàng có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật về công ty TNHH 1 thành viên.

Quý Khách Hàng cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 1 Thành Viên

Hãy liên hệ ngay cho MERCLAW. Bởi vì chúng tôi đang cung cấp Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên #1 TPHCM.

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT: