Văn phòng đại diện là gì? So sánh VPĐD và chi nhánh
Văn phòng đại diện là một hình thức trực thuộc của doanh nghiệp nhằm thực hiện một số hoạt động xúc tiến đầu tư, hiện diện thương mại và không có chắc năng hoạt động kinh doanh.
TƯ VẤN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
HOTLINE 24/7: 03456 888 45
Văn phòng đại diện là gì?
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự:
1 – Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2 – Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
3 – Việc thành lập, chấm dứt Văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
4 – Người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
5 – Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do Văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Chính vì đặc điểm trên, Văn phòng đại diện không có chức năng thay mặt công ty thực hiện các chức năng kinh doanh do đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.
Chức năng của văn phòng đại diện
VPĐD được lập ra với chức năng sau:
1 – Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
2 – Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh;
3 – Và các chức năng khác theo chỉ định của công ty nhưng không phải là các chức năng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?
Giống nhau:
1 – Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
2 – Không có tư cách pháp nhân;
3 – Hoạt động nhân danh doanh nghiệp và thừa sự uỷ quyền của doanh nghiệp;
4 – Hoạt động phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
Khác nhau:
1 – Phạm vi hoạt động
+ Chi nhánh được thành lập và thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo uỷ quyền.
+ VPĐD thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
2 – Nghĩa vụ thuế
+ Chi nhánh – đặc biệt là chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh ở khác tỉnh, thành phố của công ty có thể thực hiện chức năng kinh doanh nên có nghĩa vụ kê khai và nộp các sắc thuế là Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Văn phòng đại diện mặc dù không thực hiện chức năng kinh doanh nhưng vẫn phải nộp thuế môn bài và nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh hoặc phải nộp thay. Các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Văn phòng đại diện có nộp thuế môn bài, GTGT, TNDN?
Theo quy định tại Khoản 06 Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài: “Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).“
Theo đó, VPĐD phải nộp lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Công văn 1200/BTC-TCT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài Chính thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ có chức năng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh, không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì VPĐD không phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN, lệ phí môn bài. Đây là trường hợp ngoại lệ dành cho VPĐD của thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có những mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý thuế về vấn đề này.
Văn phòng đại diện có được xuất hoá đơn?
Xuất phát từ bản chất của VPĐD không có chức năng kinh doanh, do đó, VPĐD không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.
Văn phòng đại diện có phải nộp thuế thu nhập cá nhân (PIT) cho nhân viên VPĐD?
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện.
Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện trong nước
Nội dung bài tư vấn trên, Quý Khách Hàng chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm do tại thời điểm Quý Khách Hàng đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt.
Trường hợp cần tư vấn cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và thực hiện thủ tục thành lập VPĐD, hãy liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến của Merclaw theo hotline: 03456 888 45
Quý Khách Hàng sẽ được chúng tôi:
Tư vấn hoàn toàn miễn phí về cách thành lập văn phòng đại diện phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành;
Thực hiện thủ tục rút gọn nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu cần giấy phép gấp;
Thay mặt Quý Khách Hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả của cơ quan nhà nước. Quý Khách Hàng sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để đi lại.
Hy vọng qua bài viết này, Quý Khách hàng có thể nắm bắt được các quy định pháp luật hiện hành về văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN SẼ MUỐN XEM: