Hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục thành lập công ty chưa từng có trên Google
Bạn đang có ước mơ kêu gọi 500 anh em cùng nhau hợp sức để bắt đầu startup trong các lĩnh vực công nghệ, tư vấn đầu tư, tài chính đang từng ngày làm thay đổi thế giới hay một công ty bán buôn, bán lẻ & xuất nhập khẩu hàng hóa, công ty quảng cáo, in ấn & thiết kế website hoặc đơn giản là tự xây dựng hệ thống nhà hàng, quán cà phê của riêng mình.
Tất cả những ước mơ đó đều đẹp và khẳng định bạn và bản thân mình vĩ đại và ý chí vượt trội.
Tuy nhiên bạn vẫn còn mù mờ về hệ thống pháp lý doanh nghiệp, không biết phải bắt đầu từ đâu, đang bơi trong một “rừng” luật pháp Việt Nam.
Hãy dành ra 05 phút và đọc ngay bài viết này của MERCLAW. Chúng tôi sẽ cung cấp, hướng dẫn bạn chi tiết tất tần tật về thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam.
Trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCM để đựơc tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY MIỄN PHÍ
HOTLINE 24/7: 03456 888 45
Vì sao phải thành lập công ty để startup? 05 lợi ích khi thành lập công ty
Để bắt đầu xây dựng đế chế của mình, việc đầu tiên là bạn phải làm đó là thực hiện các thủ tục thành lập công ty ngay lập tức. Công việc này là hoàn toàn bắt buộc và là bước đặt nền móng đầu tiên cho đế chế của mình.
Bởi và vì lẽ các lý do sau đây:
1. Công ty sẽ là nơi để 500 anh em tập trung lại dưới một mái nhà, phân định rõ quyền và trách nhiệm của từng anh em thông qua vốn góp/ sở hữu cổ phần trong công ty. Rõ ràng là bạn không muốn 500 anh em tham gia lục đục nội bộ về sau rồi đúng không;
2. Đối tác của bạn sẽ muốn hợp tác với một công ty hơn là dưới danh nghĩa một team;
3. Phát triển thương hiệu và khẳng định vị thế của sản phẩm – dịch vụ của bạn trên thị trường thông qua thương hiệu của công ty;
4. Tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn;
5. Có khả năng chứng minh tài sản khi xin visa đi nước ngoài nữa nhé.
Nếu bạn đã sẵn sàng. OK!!! bước đầu tiên trong toàn bộ thủ tục thành lập công ty, đó là:
Chọn loại hình công ty
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân rồi đúng không? Vậy thì tại sao pháp luật lại phân chia ra lắm thứ như vậy?
Việc trả lời cho câu hỏi này của bạn sẽ rất phức tạp, nếu có dịp tương phùng thì MERCLAW sẽ giải thích cho các bạn nghe sau. Cách hiểu đơn giản nhất, bây giờ, là theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty.
Nếu như chỉ có một mình bạn, một mình một ngựa xông ra chiến trận, oanh oanh liệt liệt thì bạn có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. Hai loại hình này sẽ khác biệt với nhau nhiều lắm.
Muốn biết khác nhau chi tiết như thế nào thì xem bài viết Doanh nghiệp tư nhân là gì nhé.
Nếu như bạn có team hai người, kề vai sát cánh, có khoai ăn khoai, có bào ngư ăn bào ngư, tình cảm khắng khít, khó thể chia xa, cùng vượt hoàn cảnh để làm giàu thì bạn chọn loại hình công ty TNHH hai thành viên. Số lượng thành viên tối đa trong công ty chia khoai, chia bào ngư vi cá là 50 thành viên thôi nhé.
Nếu team bạn có từ 03 người trở lên và không giới hạn ở con số 50 thành viên và muốn tự do bán buôn cổ phần của mình ở công ty, mua đi bán lại như cơm bữa hoặc ước mơ là cho lên sàn chứng khoán (IPO) sau này, thì hình thức công ty cổ phần sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn.
Đặt tên công ty
Nguyên tắc là chọn tên công ty sao đó mà không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký. Đây là bước khó nhất trong toàn bộ thủ tục thành lập công ty.
Vậy phải chọn sao? Xem bài viết hướng dẫn đặt tên công ty.
Tốt nhất là bạn nên lên một danh sách nhiều tên công ty vào và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trên cùng là tên công ty mong muốn được đăng ký nhất, bằng mọi giá phải đăng ký cho bằng được.
Có danh sách rồi thì phải kiểm tra trước khi đăng ký. Kiểm tra tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn thì có hướng dẫn tra cứu tên công ty trên toàn quốc không bị trùng bằng hình ảnh nè.
Chọn nơi để đặt trụ sở công ty
Đối với trụ sở công ty thì bạn lưu ý là không được đặt trụ sở công ty ở chung cư, nhà tập thể. Đối với một số ngành nghề nhất định như bán buôn, in ấn … thì sẽ không được hoạt động ở trụ sở mà phải tập trung ở một địa điểm được quy hoạch cho ngành nghề đó theo câu “Buôn có bạn, bán có phường”.
Xác định ngành nghề kinh doanh
Bạn cần liệt kê ra toàn bộ ngành nghề mà bạn muốn kinh doanh.
Đối với ngành nghề thì có 03 loại chính: Ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề tự do kinh doanh.
Tất nhiên là ngành nghề cấm kinh doanh thì không được đăng ký rồi. Còn ngành nghề tự do kinh doanh thì thoải mái đăng ký. Bạn vào đây lấy mã ngành kinh doanh cấp 4 mới nhất 2018 mà đăng ký cho chính xác nhé.
Giờ còn cái ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây là danh sách 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cập nhật mới nhất hiện nay. Bạn vào kiểm tra xem trong các ngành nghề của mình có cái nào thuộc danh sách này không nhé.
Xác định mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ gì?
Nói ngắn gọn, Vốn điều lệ là khoản tiền bạn và 500 anh em cam kết bỏ vào công ty. Tất nhiên là bỏ vào rồi thì sẽ là tiền của công ty nhé, trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì tiền của bạn và vốn doanh nghiệp tư nhân là một, không có tách ra.
Vốn điều lệ càng lớn, công ty của bạn càng “to”. Nếu có đi “pitching” dự án thì có khả năng thắng cao. Luật không có giới hạn mức tối thiểu và tối đa đâu, trừ trường hợp lưu ý như bên dưới.
Lưu ý một điều, bạn có nghe đến vốn pháp định bao giờ chưa nhỉ? Nếu chưa thì đại khái là mức vốn do pháp luật quy định khi đăng ký ngành nghề kinh doanh. Muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề đó, bạn cần phải đăng ký mức vốn tối thiểu theo quy định.
Kiểm tra ngành nghề kinh doanh của bạn có thuộc danh sách 20 ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định không.
Người đại diện theo pháp luật
Đây là người sẽ đại diện cho công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty với cơ quan nhà nước khách hàng, đối tác, nhà cung cấp…
Vì vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, cho nên, pháp luật có những quy định và tiêu chuẩn đối với người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đến đây là bạn đã làm gần như hoàn thành các bước xác định cơ bản để chuẩn bị sang thủ tục thành lập công ty rồi.
Chuẩn bị giấy tờ cá nhân
Cái này thì đơn giản thôi, bạn chỉ cần chuẩn bị một bản photocopy sao y công chứng CMND, Hộ Chiếu hoặc Căn cước công dân (CCCD) không quá 06 tháng.
Thực hiện thủ tục thành lập công ty để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ để thực hiện thành lập công ty chuẩn sẽ bao gồm:
1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2) Sao y bản chính CMND, Hộ Chiếu hoặc CCCD của người đại diện theo pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Và tuỳ theo loại hình của mỗi công ty mà sẽ có những hồ sơ khác kèm theo, như:
Đối với công ty TNHH một thành viên:
Dự thảo điều lệ công ty TNHH một thành viên (Tải mẫu)
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Dự thảo điều lệ công ty TNHH hai thành viên (Tải mẫu)
Danh sách thành viên góp vốn.
Sao y bản chính CMND, Hộ Chiếu hoặc CCCD thành viên góp vốn
Đối với công ty cổ phần:
Dự thảo điều lệ công ty cổ phần (Tải mẫu)
Danh sách cổ đông sáng lập.
Sao y bản chính CMND, Hộ Chiếu hoặc CCCD cổ đông.
Nơi nộp hồ sơ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian cấp giấy phép
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
07 công việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty
1. Gắn biển hiệu và tên công ty tại trụ sở
2. Làm con dấu công ty và công bố mẫu dấu
3. Liên hệ cơ quan thuế chủ quản nộp hồ sơ thuế ban đầu
4. Đăng ký dịch vụ chữ ký số
5. Kê khai và nộp thuế môn bài
6. Khai trình về việc sử dụng lao động
7. Xây dựng và đăng ký thang bảng lương
Xem bài hướng dẫn chi tiết các công việc cần phải làm ở trên tại đây nhé.
Như vậy là MERCLAW đã hướng dẫn tổng quát toàn bộ thủ tục thành lập công ty. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện một trong các thủ tục thành lập công ty này thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Dịch vụ thành lập công ty #1 TPHCM
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SAO THỦY (MERCLAW)
: 215 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 06, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
HOTLINE: 03456 888 45
Chúc các bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN SẼ MUỐN XEM: